Mực in là gì? Gồm những thành phần nào?

Mực in là một trong những nguyên liệu thiết yếu trong ngành in ấn kỹ thuật số. Tuy nhiên, không phải bất cứ người thợ in nào cũng biết được chính xác thành phần cấu tạo và tính chất, công dụng của mực in. Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, thành phần cấu tạo, tính chất của mực in,… hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm mực in

Mực in là một hệ phân tán gồm có chất phân tán – Pigment – có vai trò tạo màu cho mực in và các chất dầu liên kết để tạo môi trường phân tán, nhằm giữ cho mực in đảm bảo được những tính chất và khả năng in thiết yếu. Ngoài ra, trong mực in còn được thêm vào một số chất phụ gia nhằm mục đích để điều chỉnh những tính chất khác, chẳng hạn như tốc độ khô, độ nhớt, độ bóng,… cho mực in.

Mực in là một hệ phân tán gồm có chất phân tán và một số chất phụ gia
Mực in là một hệ phân tán gồm có chất phân tán và một số chất phụ gia

Thành phần, công dụng của mực in 

Mực in là một dạng hỗn hợp huyền phù, bao gồm có một số thành phần chính như chất liên kết, dung môi, chất tạo màu, chất phụ gia,… Công thức mực in khác nhau sẽ quyết định những công nghệ in ấn khác nhau. 

Nguyên liệu chủ yếu sử dụng trong sản xuất mực in thường bao gồm: 

– Bột màu: Đây là những hợp chất có khả năng tạo màu sắc cho các vật khác, bao gồm có bột màu (còn gọi là pigment) cùng với thuốc nhuộm (còn gọi là dye).

Bột màu thường bao gồm hai loại là màu hữu cơ và màu vô cơ. Bột màu vô cơ được làm từ các khoáng chất tự nhiên, trong khi loại màu hữu cơ lại được làm từ các hợp chất hóa học nhân tạo. Hạt bột màu này khi được tạo ra sẽ có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 0.01 – 0.05µm, tuy nhiên chúng thường có khuynh hướng liên kết với nhau để tạo thành một khối bột màu có kích thước lớn hơn, tầm khoảng 50 – 100µm. 

Trong quá trình sản xuất ra mực in, các khối bột màu sẽ được phân tán, nghiền nát nhằm phá vỡ liên kết của chúng và kết quả là các phần tử nhỏ hơn sẽ được tạo thành. Cần có kích thước nhỏ nhất có thể để cho lực màu in thấm tốt nhất cũng như gia tăng đặc tính trong suốt của mực in.    

– Nhựa:  Dùng để liên kết các thành phần trong mực in và giúp cho mực được bám chắc vào bề mặt vật liệu in.

– Dung môi: Đây là hợp chất hoặc hỗn hợp hóa chất, có khả năng khuếch tán các phân tử hay ion của các chất khác để tạo thành các dung dịch.

– Dầu liên kết: Là các dung dịch hóa chất được tạo thành từ nhựa hòa tan trong dầu hoặc từ các dung môi hữu cơ. Chất dầu liên kết giúp pha lỏng mực in và đảm bảo cho mực in có các tính chất in như chảy hay kết dính. Đồng thời, giúp mực có khả năng tạo thành lớp màng mực mỏng lên trên khuôn in và khả năng bám chắc mực in lên trên bề mặt của vật liệu in.

– Phụ gia: Các chất phụ gia được sử dụng để cải thiện, tăng cường các tính chất cần thiết cho các loại mực in. Tuy nhiên, liều lượng phụ gia cho vào mực phải tuân theo một tỷ lệ thích hợp.

Công thức mực in khác nhau sẽ quyết định công nghệ in ấn khác nhau

Những tính chất cơ bản của mực in

Thông thường, một lọ mực in đạt chất lượng tốt sẽ sở hữu những tính chất cơ bản dưới đây:

– Tính chất quang học: Các tính chất quang học sẽ quyết định việc sử dụng trong hệ mực chồng màu theo tiêu chuẩn CMYK, kỹ thuật in nền hay các màu pha. Bao gồm có: Màu, độ sáng, độ bão hòa (còn gọi là độ sạch), tính trong suốt hay nửa trong suốt hoặc tính phủ, độ bóng,… của mực in.

– Các tính chất in, chẳng hạn như: Độ nhớt (còn gọi là tính cản sự chảy của mực in khi bị các lực bên ngoài tác dụng vào), độ dính (tức là tổng hợp các tính chất kết dính nội và ngoại), tính chất về cấu trúc (còn gọi là sự ổn định của hệ mực in).

– Sự kết dính của lớp mực in lên trên bề mặt của vật liệu in (dựa theo nguyên lý tạo màng mực hay sự khô ráo của mực in).

– Độ bền màng mực in sau khi khô: Mực in phải bền với các lực ma sát, bền màu dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, bền bỉ dưới tác dụng của nước và các dung môi hữu cơ, bền dưới tác dụng của nhiệt,…

Tóm lại, tùy thuộc vào phương pháp in hay thiết bị in (in theo cuộn hay in từng tờ rời) và tốc độ in cùng với vật liệu in (giấy in báo, tạp chí, bao bì, carton, màng…), tính chất của sản phẩm in (in hình ảnh hay in chữ, in nét hay tram, in nền hay in chồng màu…) mà chúng ta lựa chọn mực in cho phù hợp.

Công ty TNHH Đầu tư sản xuất và Thương mại Thiên Trường là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp mực in cũng như các thiết bị, máy móc ngành in được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Khi cần tìm một địa chỉ cung cấp mực in uy tín, chất lượng cao, quý khách vui lòng liên hệ qua website: inthungson.com.vn hoặc Hotline: 0987.462.638 – 0973.79.61.61 để được Thiên Trường tư vấn chi tiết, cụ thể nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *